Lịch sử Copyleft

Lời tuyên bố "Copyleft; Bảo lưu mọi sai sót" vào năm 1976

Một đơn cử sử dụng copyleft sớm nhất là dự án Tiny BASIC được khởi nguồn trong một bản tin của People's Computer Company vào năm 1975. Dennis Allison đã viết một bản mô tả chi tiết cho phiên bản đơn giản của ngôn ngữ lập trình BASIC. Thiết kế này không hỗ trợ các chuỗi ký tự và chỉ dùng số học đại số. Mục tiêu của chương trình là chỉ phải tốn từ 2 đến 3 kilobyte bộ nhớ.

Nội dung của Tiny BASIC sau đó nhanh chóng được đưa vào bản tin riêng cho nó với tên gọi Dr. Dobb's Journal of Tiny BASIC và lời tựa Calisthenics & Orthodontia, Running Light Without Overbyte (một cách chơi chữ vì thể dục mềm dẻo giúp chạy nhanh, còn thuật chỉnh răng giúp không cắn chìa - overbite đồng âm với overbyte - quá nhiều byte). Những người xem nó là thú tiêu khiển bắt đầu viết trình thông dịch ngôn ngữ BASIC cho những máy tính gia đình chạy trên vi xử lý của họ và gửi mã nguồn cho Dr. Dobb's Journal và những tạp chí khác để xuất bản. Đến giữa năm 1976, trình thông dịch Tine BASIC đã có mặt trong các vi xử lý Intel 8080, Motorola 6800MOS Technology 6502. Đây là một dự án mã nguồn mở avant la lettre (nghĩa là đây có thể coi là dự án mã nguồn mở trước khi có tên gọi mã nguồn mở) rất thành công[1].

Trong tạp chí Dr. Dobb's Journal số tháng 5 năm 1976 đã đăng Tiny BASIC Palo Alto của Li-Chen Wang dành cho vi xử lý Intel 8080. Danh sách liệt kê bắt đầu với tiêu đề, tên tác giả và ngày tháng bình thường nhưng nó còn có "@COPYLEFT ALL WRONGS RESERVED" (@COPYLEFT BẢO LƯU MỌI SAI SÓT)[2]. Một thành viên của Câu lạc bộ Máy tính Homebrew có tên Roger Rauskolb đã chỉnh sửa và phát triển chương trình của Li-Chen Wang và chương trình này được xuất bản trong tháng 12 năm 1976 của tạp chí Interface Age[3]. Roger đã ghi thêm của ông vào và giữ nguyên Thông báo COPYLEFT.

Thí dụ mới hơn về copyleft là khi Richard Stallman làm việc với trình thông dịch Lisp. Symbolics yêu cầu sử dụng trình thông dịch Lisp, và Stallman đồng ý cung cấp chúng cùng với phiên bản phạm vi công cộng công trình của ông. Symbolics đã mở rộng và cải tiến trình thông dịch Lisp, nhưng khi Stallman muốn truy cập vào những bản cải tiến mà Symbolics đã thực hiện với trình thông dịch của ông, Symbolics từ chối. Khi đó, vào năm 1984, Stallman theo đuổi công việc tiệt trừ những hành vi kiểu này cùng với văn hóa phần mềm thương mại, mà ông gọi là đầu cơ phần mềm[4].

Khi Stallman cho rằng việc loại trừ luật bản quyền hiện tại cùng những sai lầm mà ông lĩnh hội được là không khả thi trong thời gian ngắn, ông quyết định làm việc trong khuôn khổ pháp luật hiện tại; ông đã tạo ra giấy phép bản quyền của riêng mình, Giấy phép Công cộng Emacs[5], giấy phép copyleft đầu tiên. Giấy phép này sau đó được chuyển thành Giấy phép Công cộng GNU, hiện là một trong những giấy phép Phần mềm Tự do phổ biến nhất. Lần đầu tiên một người sở hữu bản quyền đã tiến hành những bước đi để đảm bảo rằng người dùng chương trình sẽ được chuyển giao số lượng quyền lợi tối đa một cách vĩnh viễn, bất kể phiên bản nào do ai thực hiện chỉnh sửa dựa trên chương trình gốc sau đó. Giấy phép GPL gốc này không trao quyền cho quảng đại cao công chúng, mà chỉ cho những ai đã nhận được chương trình; nhưng đó là điều tốt nhất có thể làm được với luật pháp khi đó. Giấy phép mới khi đó không được ghi nhãn copyleft[6].

Richard Stallman đã nói rằng ý tưởng đầu tiên là từ Don Hopkins, người mà ông gọi là một đồng nghiệp giàu tính tưởng tượng, đã gửi thư cho ông vào năm 1984 hay 1985 gì đó, trong đó có ghi: "Copyleft—bảo lưu mọi quyền"[6]. Thuật ngữ "kopyleft" (trại từ "copyleft") cùng với chú thích "All Rites Reversed" (trại từ "All Rights Reserved" - Bảo lưu mọi quyền) cũng được dùng vào đầu thập niên 1970 trong Principia Discordia, có lẽ lấy cảm hứng từ Hopkins hoặc ảnh hưởng từ các cách dùng khác. Và trong lĩnh vực nghệ thuật Ray Johnson đã đặt ra thuật ngữ này một cách độc lập từ sớm khi nó thích hợp với việc tạo ra và phân phối các hình ảnh phương tiện hỗ hợp của ông trong mail art và những món quà nhỏ, từ đó ông khích lệ việc tạo ra các tác phẩm phái sinh (dù cụm từ này xuất hiện chốc lát trong một trong những tác phẩm của ông trong bộ phim tài liệu năm 2002 How to Draw a Bunny, bản thân Johnson không được đề cập đến trong bộ phim tài liệu 2001 Revolution OS.)

Một số người cho rằng copyleft trở thành một vấn đề gây chia rẽ trong xung đột ý tưởng giữa Sáng kiến Mã nguồn Mở (OSI) và phong trào phần mềm tự do[7]. Tuy nhiên, có bằng chứng rằng copyleft được chấp nhận và đề xuất bởi cả hai bên:

  • Cả OSI[8] và FSF (Quỹ hỗ trợ Phần mềm Tự do)[9] đều có những giấy phép copyleft lẫn không phải copyleft trong danh sách các giấy phép được chấp nhận của họ.
  • Luật sư Pháp lý ban đầu của OSI Laurence Rosen đã viết một giấy phép copyleft, Giấy phép Phần mềm Mở.
  • Hướng dẫn cấp phép của OSI[10] đã công nhận GPL là giấy phép "thực tế nhất".
  • Một số chương trình phần mềm của Dự án GNU được phát hành theo giấy phép không copyleft[11]
  • Bản thân Stallman đã xác nhận việc sử dụng các giấy phép không copyleft trong một số tình huống cụ thể, gần đây nhất là trường hợp thay đổi giấy phép của Ogg Vorbis[12].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Copyleft http://www.eyemagazine.com/opinion.php?id=117&oid=... http://www.linuxtoday.com/developer/2006082902126O... http://www.mehglobal.com/nix http://www.microsoft.com/presspass/exec/craig/05-0... http://seattletimes.nwsource.com/html/businesstech... http://www.onlamp.com/pub/a/onlamp/2005/06/30/esr_... http://www.oreilly.com/openbook/freedom http://www.oreilly.com/openbook/freedom/ch07.html http://www.oreillynet.com/pub/a/policy/2001/12/12/... http://psg.com/lists/namedroppers/namedroppers.200...